Từ vụ khởi tố người mẫu Ngọc Trinh: Tội gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?
- admin
- 0
Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố người mẫu Ngọc Trinh về tội “ Gây rối trật tự nơi công cộng”.
Từ vụ việc trên, nhiều độc giả thắc mắc, người phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng sẽ đối mặt với khung hình phạt nào?
Người mẫu Ngọc Trinh tại cơ quan công an (ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam Trần Thị Ngọc Trinh (34 t.uổi, trú tại phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM, nghệ danh Ngọc Trinh) về tội “ Gây rối trật tự công cộng”.
Công an đồng thời khởi tố, khám xét chỗ ở và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Xuân Đông (36 t.uổi, trú tại phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM) về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Viện kiểm s.át n.hân dân TP.HCM đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh theo quy định.
Ngọc Trinh thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với các động tác lái xe nguy hiểm, phản cảm như nằm, quỳ gối trên yên xe, thả hai tay để xe tự chạy.
Theo cơ quan điều tra, Ngọc Trinh chưa có bằng lái xe A2 (bằng lái xe máy có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên) nhưng vẫn cùng với Trần Xuân Đông tổ chức, thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với các động tác lái xe nguy hiểm, phản cảm như nằm, quỳ gối trên yên xe, thả hai tay để xe tự chạy… lưu thông biểu diễn trên tuyến đường đã được sử dụng công cộng thuộc địa bàn phường Thủ Thiêm và phường Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức; gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương; đồng thời, cho tổ chức quay phim, biên tập lại rồi đăng các clip này lên các tài khoản mạng xã hội có số lượng người theo dõi lớn gây tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trên không gian mạng. Ngoài ra, Trần Xuân Đông còn có hành vi mua xe mô tô phân khối lớn có giấy tờ giả để sử dụng.
Từ vụ việc trên, nhiều độc giả thắc mắc, người phạm tội “Gây rối trật tự nơi công cộng” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” sẽ đối mặt với khung hình phạt nào?
Ngọc Trinh cùng với Trần Xuân Đông tổ chức, thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với động tác nằm trên xe gây phản cảm.
Trao đổi với PV về thắc mắc trên, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự nơi công cộng” quy định tại điều 318, Bộ luật Hình sự, bị can sẽ đối mặt với khung hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Hình phạt cao nhất ở “Tội gây rối trật tự nơi công cộng” là 7 năm tù giam.
“Theo quy định tại điều 318, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Khung hình phạt sẽ tăng lên 2-7 năm tù nếu hành vi phạm tội được xác định thuộc một trong các trường hợp như: Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm” – luật sư Kiên nói.
Về tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (điều 341, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017) luật sư Kiên cho biết, luật quy định người nào làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức tùy theo tính chất và mức độ phạm tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu mức cao nhất là 7 năm tù.
“Điều 314, Bộ luật hình sự quy định, người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; Thu lợi bất chính 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”, luật sư Kiên viện dẫn quy định của Bộ luật Hình sự.